FinTech Là Gì? Những điều cân biết về FinTech Việt Nam

Fintech là gì?

Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ “Financial Technology”.
 
Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ)
 
Nghĩa là: sự kết hợp giữa tài chính, tiền tệ và IT.
 
Khi chuỗi các công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã trỗi dậy, thay đổi cách thức hoạt động của giới ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính trên thế giới nói chung.
 
Đây cũng chính là lúc thuật ngữ Fintech ra đời. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) thiết lập mạng lưới người tiêu dùng của các tổ chức tài chính thương mại.
 
Tuy nhiên, kể từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này đã được mở rộng để nói về bất kỳ đổi mới công nghệ nào trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các cải tiến về tài chính và giáo dục, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí cả lĩnh vực tiền điện tử như Bitcoin.
 
 
Từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng Internet và cách mạng Internet trên nền tảng di động, ngành công nghệ tài chính đã bùng nổ. Fintech, vốn ban đầu chỉ được áp dụng cho các ứng dụng văn phòng của các ngân hàng hoặc các công ty thương mại, đã lấn sang các lĩnh vực tài chính.
 
Theo Chỉ số Fintech của EY, có đến một phần ba người tiêu dùng sử dụng ít nhất hai hoặc nhiều dịch vụ Fintech, và những người tiêu dùng này ngày càng nhận thức được Fintech như là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Đặc điểm chính của Fintech

Fintech trong ngân hàng chính là việc hỗ trợ các dịch vụ chuyển và thanh toán tiền còn với lĩnh vực tài chính khác thì nó là nền tảng kết nối người vay với tổ chức cho vay mà không cần đến gặp trực tiếp. Tất cả quá trình như đăng ký và hoàn tất thủ tục đền tự động và được hỗ trợ bởi các công ty cho vay sử dụng Fintech.
 
Fintech hoạt động hoàn toàn dựa trên trí tuệ nhân tạo và nó được xem như một con robot giúp nhận diện, thiết lập các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua thuật toán mà các công ty thiết lập cho mình. Vì vậy nên mọi người sẽ thấy các ứng dụng cho vay online đều có quy trình giống nhau. Có thể thấy, Fintech chính là bước đầu của công nghệ 4.0 với ngành tài chính và nó đang dần dần thay đổi thói quen người tiêu dùng từ vay truyền thống sang vay online.
 

Phân loại Fintech
 

Có hai nhóm chính:
 
Nhóm 1: Là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số nhằm nâng cao cách các cá nhân vay mượn, tài trợ vốn cho doanh nghiệp mới thành lập, quản lý tiền bạc.
Nhóm 2: Là các công ty thuộc dạng “bank-office” chuyên hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management),…
 

Nguyên nhân sự bùng nổ của Fintech
 

Lợi ích từ công nghệ Fintech 4.0
Với công nghệ 4.0 tiến triển vượt bậc mỗi ngày kết hợp với Fintech đã và đang mang lại rất nhiều mặt lợi ích cho ngành tài chính – ngân hàng :
Phục vụ , đáp ứng nhu cầu thiết yếu của từng người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, dù bất cứ lúc nào hay bất kì nơi đâu
Rút ngắn khoảng cách về thời gian lẫn không gian, một công ty không nhất thiết phải chi quá nhiều về cơ sở hạ tầng rộng lớn mà chỉ cần đầu tư mạnh mẽ vào mảng công nghệ thông tin là có thể tích tắc tiếp cận được khách hàng tiềm năng và phục vụ nhu cầu, cung cấp dịch vụ doanh nghiệp tới khắp mọi nơi trên toàn quốc
Đem lại lợi ích thiết thực cho các công ty hoạt động trong ngành tài chính- ngân hàng. Và hiện nay, Việt Nam có dân số trẻ, hầu như tất cả đều sử dụng các thiết bị điện tử thông minh nên lượng khách hàng tiềm năng luôn có sẵn và ngàng càng được mở rộng.
Chưa có nhiều điều bị ràng buộc về mặt pháp luật, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một pháp lý nào liên quan hay quản lý sâu vào các mảng công nghệ tài chính nên các công ty có thể tự do hoạt động dịch vụ của mình mà không có các rào cản.
Hỗ trợ những người Việt trẻ tuổi có ý tưởng, đam mê khởi nghiệp thành công, hiện nay các bạn trẻ quan tâm và tập trung nhiều nhất vào các dự án khởi nghiệp từ công nghệ thông tin, đặc biệt là Fintech.
Lý do khiến công nghệ Fintech hoạt động mạnh mẽ?
Có thể thấy lĩnh vực Fintech chứa khả năng tái định hình trong ngành tài chính song song với việc tác động mạnh mẽ đến những yếu tố được xem là có vai trò quan trọng trong ngành này
 
Mặt khác nhiều ông “trùm” trong lĩnh vực tài chính cũng đang thử nghiệm việc áp dụng vào những đồng tiền ảo như Bitcoin, Ethereum, Ripple trong việc thanh toán online để thay thế các phương thức thanh toán truyền thống.

Những thông tin về Fintech cần thiết cho doanh nghiệp

Các nhóm đối tượng của Fintech là gì?
Một thị trường tài chính truyền thống thường sẽ có 2 đối tượng khác nhau là các định chế tài chính như các nhà đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp tài chính, chứng khoán… và khách hàng. Đối với Fintech, các nhóm đối tượng sẽ được chia ra thành 3 bên luôn giữ mối quan hệ và tương tác với nhau:
 
Các công ty Fintech: Đây là các công ty, doanh nghiệp hoạt động độc lập, chuyên làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mang tới cho lĩnh vực tài chính các sản phẩm, dịch vụ mới. Khách hàng của các doanh nghiệp Fintech có thể là các định chế tài chính và cũng có thể là những người sử dụng cuối cùng.
Các định chế tài chính: Đây là một thực thể vô cùng quan trọng trong ngành tài chính. Các định chế tài chính ngày càng có mối quan hệ gắn kết hơn với các công ty Fintech, bởi nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ. Mặt khác, chính bản thân các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu hoặc các công ty Fintech. Nhờ đó có thể chủ động nắm giữ được các công nghệ mới, chiếm lĩnh thị trường.
Khách hàng: Đối tượng khách hàng chính là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính. Có thể nói, với các công nghệ mới thì khách hàng chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các công ty, các định chế tài chính hay những tiện ích mà công nghệ mới có thể mang tới.
Những nhóm sản phẩm chính
Dựa theo đối tượng sử dụng mục tiêu mà các sản phẩm của Fintech sẽ được chia thành 2 nhóm khác nhau gồm:
 
Nhóm thứ 1: Đây là các sản phẩm được tạo ra để phục vụ cho người tiêu dùng, các công cụ công nghệ và kỹ thuật số khác. Mục tiêu là giúp sửa đổi và nâng cấp cách mà các cá nhân vay mượn, quản lý tài chính vốn và tiền bạc cho những người khởi nghiệp.
Nhóm thứ 2: Đây là các sản phẩm công nghệ back – office. Nhóm sản phẩm này được tạo ra nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của các định chế tài chính cũng tương tự như bản thân các Fintech. Trên thực tế thì bên cạnh các dịch vụ thông thường như thanh toán, chuyển tiền, cho vay … Fintech còn mang tới nhiều dịch vụ khác như cho vay ngang cấp, gọi vốn cộng đồng, quản lý dữ liệu, tư vấn tài chính, tiền tệ số, công nghệ bảo hiểm…

Rủi ro có thể có của Fintech là gì?

Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra và họ cho rằng Fintech hoàn toàn không thể thay thế được các vai trò của ngân hàng truyền thống bởi vì những hạn chế nhất định như sau: 
 
Những hộ gia đình thu nhập thấp thường sẽ không thể tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng. 
Việc lên xuống thất thường từ các cổ phiếu của công ty Fintech sẽ khiến nhiều người phải nghi ngờ về tính ổn định cũng như các rủi ro mà Fintech mang lại. 
Mặc dù Fintech đã cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính, nhưng việc quá thuận tiện sẽ khiến không ít khách hàng không thể hiểu rõ về quyền hạn cũng như nghĩa vụ cần làm của bản thân.
Có nhiều vấn đề liên quan đến tính an toàn, sự chính xác của hệ thống tài chính Fintech còn chưa được siết chặt và đảm bảo. 
Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì Fintech vẫn được xem là một trong những lĩnh vực tài chính khá an toàn, uy tín trên phạm vi trong nước lẫn quốc tế. 


Xem thêm trang MXH của chúng tôi


 
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Webme erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden